Lịch sử giá (biến động giá)

Đang tải...

Giá cao nhất

Giá hiện tại

Giá thấp nhất

So sánh giá

Đang tải...

Thông tin sản phẩm

Công Ty Phát Hành Tân Việt
Tác Giả         TS. Đinh Thế Hiển
Nhà Xuất Bản     NXB Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Năm Xuất Bản    2015
Kích Thước  19 x 27 cm
Số Trang     421
Loại Bìa    Bìa Mềm

LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ – TS. ĐINH THẾ HIỂN



TS. Đinh Thế Hiển là người đã tư vấn và thẩm định nhiều dự án đầu tư, trong đó có những dự án trọng điểm của TP Hồ Chí Minh. Từ năm 2000 – 2012, tác giả đã xây dựng chương trình Quản trị tài chính cao cấp đào tạo cho trên 2000 các cán bộ, chuyên viên tài chính của các tổ chức Tài chính – Ngân hàng và Doanh nghiệp.



Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập, thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vấn đề nguồn vốn sử dụng, lĩnh vực đầu tư và đầu tư như thế nào. Điều này càng có ý nghĩa trong giai đoạn lịch sử hiện nay, khi mà hàng loạt các doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn thậm chí phá sản vì thâm dụng vốn, đầu tư tràn lan không hiệu quả.



Đối với một Doanh nghiệp, nếu sau vài năm mà không có một dự án đầu tư mới thì hoặc là Doanh nghiệp không tăng được quy mô sản xuất, hoặc là năng lực cạnh tranh bị suy giảm vì không thay đổi quy trình, thiết bị. Như vậy việc thành lập và thẩm định dự án đầu tư không chỉ phát sinh từ các công ty mới thành lập, mà nó còn là công việc quan trọng có tính quyết định trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.



Trong quá trình Lập và thẩm định dự án đầu tư; ngoài phương án kinh doanh thu lời của dự án, thì có ba vấn đề cần được quan tâm đó là thu hút vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, và phân tích rủi ro.



Vấn đề thứ nhất: Thu hút vốn đầu tư

Thu hút vốn đầu tư là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở cấp độ doanh nghiệp cũng như Chính quyền. Đối với doanh nghiệp, sau một thời gian thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng, các công ty cổ phần đua nhau phát hành cổ phiếu thu nhiều tiền đến mức, đầu tư hết mức cũng không hết tiền, phải đi mua cổ phiếu công ty khác hoặc bỏ tiền vào dự án bất động sản. Nhưng trong 3 năm trở lại đây thì tình hình đảo ngược, việc huy động vốn đầu tư từ phát hành cổ phiếu hay vay ngân hàng đều gặp khó khăn, ngoại trừ những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh và dự án đầu tư tốt. Đối với Chính quyền địa phương, việc thu hút vốn còn quan trọng hơn nhiều. Hiện nay, nhiều địa phương liên tục tổ chức các hội thảo thu hút fvoons đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư. Mặc dù rất nỗ lực, nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.



Vấn đề thứ hai: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án

Vốn đầu tư dự án gồm nhiều nguồn như vốn chủ sở hữu, vốn vây, tín dụng thương mại, trái phiếu… tuy nhiên tựa chung phân biệt thành hai nguồn là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Một dự án có tỷ lệ vốn vay cao sẽ giúp gia tăng tỷ suất sinh lời đồng vốn của nhà đầu tư. Điều này cũng tương tự như nahf quản trị tài chính của công ty sử dụng hiệu ứng đòn bẩy tài chính, tăng tỷ lệ nguồn vốn vay trong tổng vốn kinh doanh của công ty để tăng tỷ suât sinh lời vốn chủ sở hữu. Phải chăng điều đó là phương pháp hữu hiệu nên áp dụng? Sự việc sẽ tốt hơn nếu các dự toán của chúng ta về quá trình triển khai dự án là đúng. Nhưng điều gì xảy ra nếu mức tiêu thụ không đạt, nguyên vật liệu tăng giá và lãi suất ngân hàng đột ngột tăng như các năm 2008, 2011… Khi đó chúng ta sẽ đứng trước áp lực lãi vay, nợ vay quá lớn khiến công cuộc kinh doanh bị thua lỗ thạm chí sụp đỏ mặc dù dự án vẫn có khả năng thành công nếu chúng ta có đủ vốn vượt qua giai đoạn khó khăn đó.



Vấn đề thứ ba: Phân tích rủi ro hiệu quả dự án

Nhiều người cho rằng vấn đề rủi ro của dự án sẽ được giải quyết dựa trên việc sử dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro. Tuy nhiên mấu chốt nằm ở chỗ xác định các khả năng có thể xảy ra mang yếu tố khách quan làm biến đổi hiệu quả dự án. Điều này lại rất cần dựa trên kinh nghiệm ngành nghề đầu tư, khả năng dự đoán yếu tổ vĩ mô. Thực tiễn đầu tư dự án bất động sản, khu công nghiệp,… cho thấy yếu tố vĩ mô trong ngoài nước có vai trò quan trọng trong việc thành bại của dự án.



Tất nhiên còn nhiều vấn đề cần phân tích thêm nhưng chúng tôi tin rằng các bạn đọc có cùng suy nghĩ với chúng tôi về Dự án đầu tư của ngày hôm nay, nó không chỉ là vấn đề kỹ thuật tính toán lợi hại, lời lỗ; mà nó là tương lai, một tương lai không còn giống như những gì mà các nhà kinh doanh vẫn hình dung, một tương lai được tư duy lại trong cái nhìn mới về sự biến động, một sự biến động làm nên hiệu quả.



MỤC LỤC

PHẦN I: CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Chương 1: Kiến thức chung về lập – thẩm định phương án tài chính dự án đầu tư

1. Một số khái niệm về đầu tư

2. Đề cương một dự án đầu tư

3. Những vấn đề cần xem xét khi lập dự án đầu tư

4. Phân tích tài chính và thẩm định đầu tư

Chương 2: Một số kinh nghiệm trong lập – thẩm định phương án tài chính Dự án đầu tư

1. Quan điểm về thẩm định phương án tài chính dự án đầu tư

2. Nhiệm vụ của Chuyên viên tài chính trong việc lập – thẩm định phương án tài chính dự án đầu tư

3. Một số nhận định và kinh nghiệm khi lập – thẩm định dự án đầu tư

4. Tài liệu tham khảo

Chương 3: Phát triển

Đánh giá từ người mua

Đang tải...
Giarevn.com là công cụ hỗ trợ kiểm tra lịch sử biến động giá, so sánh giá sản phẩm trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki... Giarevn.com không bán hàng.