Lịch sử giá (biến động giá)

Đang tải...

Giá cao nhất

Giá hiện tại

Giá thấp nhất

So sánh giá

Đang tải...

Thông tin sản phẩm

Keo tai tượng thuộc dạng cây gỗ lớn, chiều cao luôn biến động từ 7 đến 30 m. Đường kính thân từ 25 – 35cm, đôi khi có thể đếm trên 50 cm. Thân thẳng, lớp bần có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, cây thường phân cành cao. Cây mầm vào giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá thường dẹt gọi là lá thật, và các lá ra sau là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả, phiến lá có thể hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc song song nổi rõ và đây cũng là loại lá trưởng thành tồn tại đến hết đời của cây.

cached

Hoa tự vô hạn hình bông dài gần bằng lá, mọc đơn lẻ hoặc tập trung 2 – 4 hoa tự ở nách lá. Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18 – 24 tháng tuổi là đã có thể ra hoa nhưng thời điểm ra hoa nhiều nhất là vào tuổi 4 – 5. Mùa hoa chính thường xảy ra vào tháng 6 – 7.

Quả đậu, dẹt, mỏng, khi già khô, vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, có màu đen và bóng, vỏ dày, cứng, có đính thêm giải màu đỏ vàng, khi chín và khô vỏ sẽ nứt hạt rơi ra mang theo giải đó giúp hấp dẫn kiến và chim giúp phát tán hạt đi xa hơn. Một kg hạt sẽ có từ 52000 – 95000 hạt.

Đặc tính sinh thái

Keo tai tượng thường mọc thành các quần thụ lớn không liên tục dọc theo vùng bờ biển, hay gần những khu rừng ngập mặn, hoặc cũng có thể gặp mọc xen lẫn đồng cỏ ở ven sông thuộc vùng nhiệt đới ẩm có tận 4 đến 6 tháng mùa khô. Lượng mưa trung bình năm là 1446 – 2970 mm, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13 – 21oC, tháng cao nhất có thể từ 25-32oC. Là loài cây ưa sáng mạnh và cũng đã được nhập trồng thành công ở nhiều nước như Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Lào,…, sinh trưởng mạnh nhất ở nơi có độ cao dưới 300m so với mực nước biển.

Hơn nữa, đây là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi tốt được với nhiều vùng lập địa khác nhau, có thể đem trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dưỡng, đất chua, bồi tụ, đất phù sa, với độ pH tối thiểu từ 4 – 4,5. Hay cũng có thể sống được ở những vùng ngập úng, thoát nước kém. Tuy nhiên tránh trồng tập trung ở những nơi này vì chúng sinh trưởng kém và thường phân cành sớm, chiều cao không quá được 10m. Do vậy cây sinh trưởng tốt nhất là trên đất sâu, ẩm và giầu dinh dưỡng, thoáng khí và thoát nước tốt, cùng với độ pH trung tính hoặc hơi chua.

Giá trị sử dụng

Cũng giống như Keo lá tràm, Keo tai tượng là cây đa tác dụng, phần gỗ có giác lõi phân biệt, với tỷ trọng từ 0,5 – 0,6, sợi dài khoảng 1 – 1,2 mm, được dùng chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến gỗ giấy, gỗ dăm, gỗ xẻ, hay đóng đồ mộc cao cấp, làm ván ghép thanh, bao bì,…. Ngoài ra gỗ cây có nhiệt lượng khá cao khoảng 4800 kcal/kg do đó cũng có thể dùng để đốt than, làm củi đun rất tốt.

Là loài cây mọc nhanh, cộng thêm tán lá dày, thường xanh nên còn được trồng làm cây bóng mát ở công viên, đường phố. Hoa có thể được dùng để nuôi ong, vỏ chứa tanin được chiết xuất dùng cho công nghệ thuộc da, lá cây có thể đem làm thức ăn cho gia súc.

Đặc biệt rễ có nhiều nốt sần cho khả năng cố định đạm rất tốt, nên Keo tai tượng nói riêng và các loài keo nói chung, ngoài việc sử dụng để trồng rừng sản xuất, hay rừng phòng hộ, còn được trồng ở những nơi có đất khô cằn, bị thoái hoá để tận dụng tối đa khả năng cải tạo đất của chúng.

Thông tin thêm

Rừng keo tai tượng trồng 10 tuổi ở nơi đất trung bình có thể cho 12 đến 15 m3/ha/năm, nếu trên nơi đất tốt với xuất xứ phù hợp và trồng thâm canh có thể cho từ 18 đến 20, thậm chí đạt đỉnh 25 m3/ha/năm. Cây tăng trưởng bình quân ở giai đoạn 10 – 13 tuổi đạt tới 24m3/ha/năm, ở Nam Phi rừng trồng bằng cây con từ hạt đạt 21,9 m3/ha/năm và từ các dòng vô tính thì hiệu quả đạt 30 m3/ha/năm.

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống keo tai tượng

1. Tiêu chuẩn vườn ươm.

– Gần nguồn nước sạch để đủ tưới quanh năm. Đảm bảo mặt bằng vườn ươm tương đối bằng phẳng ( không dốc quá 5­o), cao ráo thoát nước tránh úng ngập vào mùa mưa. Có diện tích đủ lớn để dãn bầu hoặc dùng để phân loại cây con.

– Đất vườn ươm có thành phần cơ giới thịt nhẹ hay pha cát, không trồng trên khu đất đã qua canh tác cây nông nghiệp nhiều năm bị bạc mầu hoặc đất đã bị nhiễm sâu bệnh.

2. Chuẩn bị vỏ bầu để gieo hạt giống keo tai tượng

Sử dụng loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền, đủ dai để khi đóng bầu hoặc tạo cây trong vườn cũng như khi vận chuyển không bị hư hỏng. Kích thước bầu tối thiểu 7x11cm. Bầu có đục lỗ xung quanh.

3.

– Phân chuồng ủ hoai: 10%.

– Supe lân Lâm thao: 2%.

– Đất tầng A dưới tán rừng : 88%.

:

:

+ Có hàm lượng mùn đạt3%. Độ pH: 5 – 6

+ Thành phần cơ giới gồm thịt nhẹ, pha cát ( hay sét vật lí 20-30%).

3. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu để gieo hạt giống keo tai tượng

– Đất chuẩn bị xong tập kết hết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng cho có đường kính 4cm. Loại bỏ phần lớn rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 – 20cm. Sau đó tiến hành phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 – 5 ngày ngoài nắng.

– Phân chuồng qua ủ hoai và phân Lân nếu thấy vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng đều.

– Các thành phần kể trên đã được định lượng theo tỷ lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu.

4. Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu

– Luống để xếp bầu được san cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ. Quy cách luống: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 – 20m và cao 15 – 20cm. Yêu cầu rãnh luống: 40 – 50cm.

– Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng thì để cách 1 hàng. Mật độ bầu trên luống khoảng 280bầu/m2.

– Từ tháng thứ 2 trở đi phải tiến hành thăm bầu thường xuyên. Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu cần phải tiến hành cắt phần rễ thò ra ngoài bầu và tiến hành đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc ( ít nhất phải đảo bầu 2 lần ).

– Lưu ý chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.

5. Thu hái hạt giống keo tai tượng

Hạt giống keo tai tượng đảm bảo phải được thu hái từ các cây mẹ trong các rừng giống hoặc rừng giống chuyển hoá đã được công nhận. Ưu tiên nhất là lấy giống của các giống xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range và một số giống xuất xứ tốt có nguồn gốc Papua Niu Ghinê đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng.

Cây 2 tuổi đã có thể ra hoa kết quả, tuy nhiên chỉ thu hạt của những cây mẹ từ 6 tuổi trở lên để đảm bảo có được nguồn giống tốt nhất. Chọn những cây mẹ có hình dáng thân đẹp, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu thì tiến hành thu hái rồi phơi trên nền gạch cho vỏ quả khô đều. Sau đó cho hết vào bao tải và đập để tách hạt ra. Sau đó làm sạch hạt và phơi trong nắng nhẹ cho đến khi độ ẩm của hạt còn khoảng 6 – 8%.

Trong điều kiện cất trữ thông thường dù sau 2 năm vẫn đảm bảo sức nảy mầm của hạt khoảng 60%. Nếu được xử lý tốt, tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt giống keo tai tượng có thể đạt trên 80% và 1kg hạt giống keo tai tượng tối thiểu sẽ cho 30000 – 35000 cây con tiêu chuẩn.

6. Xử lý hạt giống keo tai tượng trước khi gieo

– Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% ( tức 1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước ) trong thời gian khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra tiếp tục ngâm trong nước sôi 100oC và để nguội dần trong 8 giờ.

– Vớt hạt ra ủ hạt trong túi vải bông, sau đó để nơi khô ráo ấm áp. Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước sạch, cho đến khi hạt nứt nanh được 30% thì đem gieo ( tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm ).

– Trong suốt thời gian ủ hạt phải giữ nhiệt độ 30 – 40oC.

7. Gieo hạt

– Gieo hạt giống keo tai tượng nứt nanh trực tiếp vào bầu. Cần phải tạo 1 lỗ sâu 0,3 – 0,5cm giữa bầu và gieo 1 – 2 hạt đã nứt nanh, sau đó phủ lên trên lớp đất mỏng từ 3 – 5mm. Dùng phần rơm rạ đã qua khử trùng bằng cách ngâm trong nước vôi phủ đều lên trên mặt luống. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho đất. Khi cây mầm đội mũ, cần dỡ bỏ rơm rạ ra và dựng dàn che tránh nắng.

*** Nếu muốn tiết kiệm hạt giống keo tai tượng và tạo được độ đồng đều thì có thể gieo hạt trước trên luống, sau đó cấy cây mầm vào bầu sau. Cách làm bên dưới:

– Hạt giống keo tai tượng gieo theo hàng hoặc gieo vãi. Số hạt gieo đều 1kg/15 – 20m2. Gieo gieo xong phủ lên trên lớp đất mịn dày không quá 4mm, sau đó phủ rơm rạ trên mặt luống. Rơm rạ để phủ cũng cần được khử trùng bằng nước vôi.

– Cấy cây mầm khi bắt đầu có lá thật ( còn lá kép lông chim ) thường đạt tỷ lệ sống cao nhất.

– Chỉ tiến hành cấy cây khi trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nắng gắt, hay có gió mùa Đông Bắc. Trước hôm cấy cần tưới đất ướt đều: Cứ 1m2 tưới 4 – 6 lít nước. Cấy đến đâu nhổ đến đấy. Loại bỏ sạch những cây xấu.

– Dùng que nhọn chọc 1 lỗ sâu 1- 2 cm ở giữa bầu, đặt cây mầm sao cho phần cổ rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất rễ mầm. Cấy xong cắm giàn che bóng nhẹ và tưới nước cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

1. Tưới cây

– Thường xuyên giữ đất ẩm sau khi gieo. Trong những tháng đầu nếu trời không mưa, tưới mỗi ngày ít nhất 1 – 2 lần vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát. Tưới liên tục trong 20 ngày đầu, sau đó dỡ vật liệu che bóng và chỉ tưới khi thấy đất khô.

– ở giai đoạn sau tuỳ theo thời tiết mà điều chỉnh lịch tưới cho phù hợp: Có thể cách 10 – 15 ngày tưới 1 lần. Trước khi xuất vườn 15 – 20 ngày tuyệt đối không được bón thúc và hạn chế tưới nước để có thể hãm cây.

2. Cấy dặm

– Sau khi cấy cây 5 – 10 ngày, thấy cây nào chết cần tiến hành cấy dặm ngay. Nơi cây dặm chết nhiều, nên tiến hành xếp riêng những bầu cấy dặm ra một chỗ để tiện chăm sóc. Lưu ý chỉ cấy dặm vào những ngày râm mát và che nắng, tưới đủ ẩm cho cây.

3. Nhổ cỏ phá váng

Luôn luôn làm cỏ sạch trên mặt luống. Thời gian đầu cứ sau 10 – 15 ngày cần làm cỏ, kết hợp phá váng 1 lần. Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, làm cẩn thận tránh không làm hư tổn đến bộ rễ cây.

4. Bón thúc

Có thể bón thúc để thúc đẩy sự sinh trưởng của cây con, trong trường hợp dinh dưỡng ruột bầu không bảo đảm hoặc vào những giai đoạn thời tiết không thuận lợi như rét đậm, sương muối. Cần định kì cứ 15 – 20 ngày thúc 1 lần. Sử dùng loại phân hỗn hợp N:P:K = 25:58:17 với nồng độ 2 – 3% tưới 2 lít/m2. Hoặc dùng phân Supe Lân Lâm thao khi cây có biểu hiện như tím lá. Với 2kg bón cho 1000 bầu chia làm 6 lần. Mỗi lần bón 0,170kg/1000bầu, hoà phân với nồng độ 0,5% ( tức 1kg phân/200 lít nước). Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước lã.

Không nên tưới thúc vào những ngày nắng gắt, vào lúc buổi trưa nắng. Tốt nhất nên bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh thối cổ rễ

Bệnh nấm mốc trắng

Bệnh lí thiếu dinh dưỡng khoáng

Sâu hại

6. Tiêu chuẩn cây xuất vườn

♥ Tuổi cây: 3 – 5 tháng tuổi.

♥ Đường kính cổ rễ: 0,25 – 0,30 cm. Chiều cao bình quân đạt 25 – 30 cm.

♥ Cây đã hoá gỗ hoàn toàn vàcây không bị nhiễm bệnh.

♥ Bộ rễ phát triển tốt và có nấm cộng sinh. Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân.

Mua hạt giống keo tai tượng ở đâu ? Địa chỉ bán hạt giống keo tai tượng chất lượng ? – tại shop Hải Đăng nhé

Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.

  • Quý khách xin vui lòng liên hệ vớiđể được các chuyên viên của chúng tôi tưvấn lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
  • Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
  • Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship

Bài viết về hạt giống keo tai tượng đến đây là hết. Hẹn gặp lại các bạn trong cái bài viết về sản phẩm mới kỳ tới.

Đánh giá từ người mua

Đang tải...
Giarevn.com là công cụ hỗ trợ kiểm tra lịch sử biến động giá, so sánh giá sản phẩm trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki... Giarevn.com không bán hàng.