Lịch sử giá (biến động giá)

Đang tải...

Giá cao nhất

Giá hiện tại

Giá thấp nhất

So sánh giá

Đang tải...

Thông tin sản phẩm

Cây cúc tầnhay còn có các tên gọi khác như: Từ Bi Xanh, cây đại bi, đại ngải, mai hoa não, ngãi nạp hương, mai phiến, mai hoa băng phiến, long não hương,… Có tên khoa học là Blumea balsamifera, thuộc chi Đại bi (Blumea) họ Cúc.

Hình ảnh cây cúc tần

Cây cúc tần là loài thực vật có hoa, chiều cao khoảng 1 – 2m với cây trưởng thành.

Thân cây có các khía rãnh và có phân cành ở phần ngọn. Toàn thân có nhiều lông trắng, mềm và có mùi thơm nhẹ như long não.

Lá có hình bầu dục, rộng khoảng 3-6cm, dài 8 – 30cm tùy thuộc vào đặc điểm của cây, lá cây mọc so le trên thân và xếp thành hàng không đều nhau. Phần gân lá khá rõ ràng, hiện chằng chịt thành hình mạng lưới ở cả 2 mặt của lá. Mặt dưới lá có lông, màu trắng nhạt như có phấn phủ. mặt trên ít lông và có màu xanh thẫm. Mép lá có răng cưa. Phần gốc lá được chia thành 2, 4 hoặc 5 thùy nhỏ, vì phân phiến lá dưới xẻ sâu. Trong lá đại bi có chứa rất nhiều tinh dầu, nên khi vò nát sẽ có mùi thơm dễ chịu.

Hoa cúc tần mọc thành cụm, tập trung ở phần kẽ lá và đầu cành. Các cụm hoa có thể nhiều hoặc ít với đầu màu vàng với đường kính khoảng 8-10mm và phần cuống hơi ngắn. Hoa có nhiều lông tơ, có màu gỉ sắt. Hoa cái thường mọc ở phần đầu lá, hoa lưỡng tính mọc ở phần giữa cành. Các tràng hoa có hình ống 3 răng. Tràng hoa lưỡng tính có hình trụ, 5 răng, 5 nhị, bầu hình trụ, ít lông và lông mọc chủ yếu ở phần đỉnh.

Mùa hoa và quả nở rộ của cúc tần là vào tháng 3 đến tháng 5.

Vị trí phân bố

Cây cúc tần là loại cây cỏ dại phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và các nước vùng Nam Á, từ Ấn Độ kéo đến Malaysia, Philippin,…

Tại Việt Nam, cây Cúc tần phân bố ở nhiều vùng, là loại cây mọc dại ven đường, quanh làng, trên đồng cỏ,… Đặc biệt, xuất hiện nhiều ở khu vực miền bắc, các tỉnh trung du và vùng đồng bằng. Các vùng đồi núi quang, có nhiều ánh sáng, bãi đất rộng là địa điểm lý tưởng cho cây cúc tần phát triển và phát tán nhanh chóng.

Trong lá cúc tần có rất nhiều tinh dầu, có chữa các chất như camphor, limonene, borneol, saponin, tannin,…

Lá cây tươi tốt và có thể thu hái quanh năm. Đặc biệt có chất lượng và dược tính tốt nhất khi được hái vào mùa hạ. Lá cây sau khi được thu hái có thể dùng tươi hoặc sấy, phơi khô để sắc uống hoặc cô thành cao. Phần lá non, búp của cúc tần là phần có dược tính và tinh dầu nhiều nhất.

Cây cúc tần có chứa rất nhiều tinh dầu, đặc biệt là phần lá, phần thân cũng có tinh dầu nhưng không nhiều. Lượng tinh dầu trong lá cúc tần chiếm khoảng 0,2 – 1,8% tất cả các dược chất. Thành phần của tinh dầu gồm D-borneol, Cineol, Limonene, L-camphor, Acid Myristic, Acid palmitic, sesquiterpen alcol. Trong đó Borneol là tinh thể có màu trắng như hoa mai và thường có nhiều phong mai hoa băng phiến, băng phiến đại bi.

Ngoài ra, trong thành phần của cúc tần còn có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe khác như: Vitamin C, protit, lipit, sắt, corten, canxi,…

Đánh giá từ người mua

Đang tải...
Giarevn.com là công cụ hỗ trợ kiểm tra lịch sử biến động giá, so sánh giá sản phẩm trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki... Giarevn.com không bán hàng.